Cơ cấu Cụm tập đoàn quân (Đức Quốc Xã)

Kế hưởng tổ chức biên chế của Đế quốc Đức, cộng thêm ảnh hưởng quan điểm quân sự Blitzkrieg, quân đội Đức Quốc xã cũng tổ chức biên chế các cụm tập đoàn quân có sức cơ động nhanh, khả năng đột kích mạnh, tạo nên sức mạnh hầu như không có đối thủ trong thời gian đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong suốt chiến tranh, cơ chế lãnh đạo hoạt động chiến tranh khá linh hoạt, chủ yếu gồm 4 phương thức chính:

  • Bộ Tổng tư lệnh Lục quân chỉ đạo trực tiếp các cụm tập đoàn quân
  • Tổng tư lệnh tối cao trực tiếp chỉ huy cụm tập đoàn quân
  • Bộ Tổng tư lệnh tối cao thành lập các Bộ Tổng tư lệnh các hướng, gián tiếp chỉ huy các cụm tập đoàn quân
  • Bộ tư lệnh một cụm tập đoàn quân được giao nhiệm vụ chỉ huy phối thuộc các cụm tập đoàn quân khác.

Tuy nhiên điều này cũng dễ làm nảy sinh sự nhầm lẫn. Như trường hợp Cụm tập đoàn quân D, từ sau tháng 4 năm 1944 đến hết chiến tranh, chịu trách nhiệm chỉ huy phối thuộc cả các cụm tập đoàn quân như cụm B, cụm Gcụm H, quyền hạn tương tự như Bộ Tổng tư lệnh hướng Tây Nam châu Âu. Vì vậy nhiều tài liệu thường ghi nhầm cụm D là Cụm tập đoàn quân Tây.

Trong thời kỳ đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, một sư đoàn Đức Quốc xã có quân số 15.000 quân, thường gấp đôi biên chế sư đoàn Xô viết nên một quân đoàn Đức thường tương đương tập đoàn quân Xô viết và tập đoàn quân Đức thường tương đương 2 đến 3 tập đoàn quân Xô viết[1]. Một cụm tập đoàn quân Đức thường có 3 đến 4 tập đoàn quân và sức mạnh của một cụm tập đoàn quân Đức thường tương đương 3 đến 4 phương diện quân Xô viết. Đến cuối chiến tranh, sức mạnh của cụm tập đoàn quân Đức suy giảm nhiều thường chỉ còn 2 tập đoàn quân trong biên chế, mà biên chế và sức mạnh của phương diện quân Xô viết thì lại tăng lên nhiều lần nên về quân số cụm tập đoàn quân Đức chỉ còn xấp xỉ 1/2, thậm chí chỉ đạt 1/4 so với phương diện quân Xô viết. Tuy nhiên, quân số trong một tập đoàn quân của quân đội Đức Quốc xã thường có từ 75.000 đến 80.000 binh lính và sĩ quan; tương đương với một phương diện quân của Liên Xô. (Ví dụ, Tập đoàn quân xe tăng 2 của Đức Quốc xã trong chiến dịch Barbarossa có đến 78.000 sĩ quan và binh lính).